Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

ĐẶC SẢN TÂY NINH


Đặc Sản Tây Ninh
ĐC: 11/23 Phan Huy Ôn , P.19, Q.Bình Thạnh (ngay chợ Thị Nghè)  
Giao hàng tận nơi:  
0923.444.050
0982.187.048
Bánh tráng tây ninh chính gốc được gửi từ  
Tây Ninh Hồ Chí Minh hằng ngày nên đảm bảo:
1. Chính gốc tây ninh 100% 
2. Bánh vừa mới ra lò (ko sợ bánh cũ)  
3. Ngon nhất so với các loại bánh khác đang được bán tại HCM 





 



 
   

 




 




Hiện mình có bán dumg cô mình Khoai tây sấy Đà Lạt (khoai do cơ sở cô mình trên đà lạt sản xuất nên an tâm về chất lượng nhé)
Hình ảnh




Giá cả:
1kg: 60k
4kg: 200k
12kg: 480k

Bảo quản và hạn dùng: Do đặc điểm của bánh tráng phơi sương sẽ trở nên cứng dần theo thời gian (do thoát hết hơi sương) nên dùng càng sớm càng ngon. Bánh tráng me nên dùng trong vòng 5 ngày nếu bảo quản điều kiện bình thường (nếu bảo quản các gói gia vị trong tủ lạnh thì để được hơn 1 tuần) Bánh tráng muối và bánh tráng ớt để bao lâu cũng được Lưu ý: KHÔNG để gói bánh tráng trong tủ lạnh vì bánh sẽ bị cứng và giòn Bài đánh giá trên các trang báo mạng:

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Dế 7 món

Tình cờ lang thang trên đường, tôi phát hiện quán dế sữa với cái tên tựa như tiếng kêu của dế - Crec Crec. Tò mò vì từng được nghe nhiều lời khen về loại côn trùng này như thơm, ngon, bổ dưỡng, tôi tạt vào quán.
Nhiều người thấy đĩa dế đều bất ngờ lẫn ngạc nhiên vì: “Sao nó chỉ nhỉnh hơn con ruồi một tẹo thế này”. Chỉ là dế nhưng menu của quán khá phong phú với dế nướng, dế chiên, dế tẩm bột, dế cuộn ba rọi, gỏi dế… Chưa từng nhấm nháp qua món ăn này, sợ hình dạng của món ăn sẽ không nuốt nổi, tôi gọi mình một phần chả giò dế vì không đến nỗi không đến nỗi nào.
 
Đang chờ món thì nghe tiếng cô gái bàn bên cạnh phân trần với bạn: “Chỉ to hơn ruồi vậy à? Ở quê mình nó to lắm mà” khiến tôi càng chột dạ

 


Chú dế sữa chỉ to hơn con ruồi 1 chút, có thể làm những thực khách sợ côn trùng giật mình!
 
Chọn cho mình món ăn ít thấy dế nhất, thế nên khi thưởng thức chả giò dế, tôi chẳngảm nhận được bất kỳ vị dế nào ngoài cái béo của chả giò, cái ngọt thanh của thịt heo, cái tươi ngon của tôm nên quyết định gọi tiếp mình đĩa dế sữa chiên.
Nếu e ngại, bạn có thể đánh lừa thị giác với món thịt ba rọi cuốn dế hay chả giò dế.
 
Ngay khi nhìn thấy đĩa những con dế bé tẹo trên đĩa, tôi lập tức hiểu tại sao có sự thắc mắc lúc nãy. Bởi những con dế trong đĩa dù còn đầy đủ đầu, chân nhưng chỉ nhỉnh hơn con ruồi một chút chứ trong to tròn, căng mọng như những chú dế cơm, khiến tôi cũng không hiểu làm cách nào người ta có thể "mần" ruột từng con một.
 
Đem thắc mắc hỏi nhân viên phục vụ thì nhận được nụ cười tỉnh như không "dế nhỏ thế này tụi em không làm ruột mà để nhịn đói vài ngày trước khi chế biến".
 
Thu hết can đảm, một em dế đã nằm gọn trên lưỡi tôi, rồi từ từ được rê đến răng. Sau cái cắn nhẹ là cái giòn tan, cái thơm rất lạ, cái ngọt nhẹ dần lan tỏa nơi đầu lưỡi. Lạ nhất là nhâm nhi dế nhưng tôi lại có cảm giác mình đang thưởng thức bắp rang hay đậu phộng. 
Nhưng sẽ không ngon hay nguyên chất bằng các món chế biến đơn giản
 như dế sữa chiên giòn hay gỏi dế.
 
Ngon mà không ngấy, thơm, bùi, đậm đà mà không ngán và cũng chẳng có chút gì rùng rợn nên tôi mạnh dạn gắp con tiếp theo, rồi con tiếp theo... để nhận ra rằng, nhón bằng tay thì lúc nào cũng ngon hơn và cái vị ngon ấy nhấn nhá với vị chua của lá cóc non càng tuyệt.
 
Địa chỉ: Dế sữa nằm trên đường Ngô Tất Tố, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Kẹo Đậu Phọng

Cách làm kẹo đậu phộng cho teen ưa mày mò

Mưa phùn ngại ra đường quá, chi bằng ở nhà lọ mọ tìm hiểu món kẹo đậu phộng xem sao.
Teen mình thường không khoái ăn kẹo đậu phộng cho lắm, vì nghĩ rằng đây là món kẹo thời xưa, chỉ có các cụ ăn kèm khi uống nước trà thôi. Nhưng đối với những bạn ưa tìm hiểu thì đây vẫn là món cực kỳ đáng học. Rất có thể làm xong, các ấy sẽ thấy yêu những thanh kẹo đậu phộng ở vỉa hè này lắm đó.
Nguyên liệu cần có:
- 160 g đường kính
- 50g nước
- 135g mật ong
- 35g lòng trắng trứng gà
- 260g đậu phộng
 
 

Cùng làm nhé: 
Bước 1:
Đầu tiên đem rang đậu phộng chín. Khi đậu phộng còn nóng mình tách bớt vỏ đi.
Bước 2:
Cho đường, mật ong và nước vào nồi khuấy đều đun sôi. Sau khi sôi chúng mình đun tiếp với lửa nhỏ, đến khi đường đặc quánh lại tạo thành xi rô là được.

Bước 3:

Khi nồi đường đã tạo thành xi rô, mình cho lòng trắng trứng vào cối xay đánh bông lên

Bước 4:
Sau 1 phút, lòng trắng trứng bông lên, mình tắt bếp và đổ ngay xi rô đường này vào bát trứng.
Rồi lại dùng máy đánh trứng hoặc cối xay tiếp tục đánh bông hỗn hợp trong 2 phút

Bước 5:
Đánh bông xong, mình đổ luôn bát đậu phộng này vào rùi trộn đều.
Bước 6:

Cuối cùng trải hỗn hợp này trên 1 tấm vải, sau đó dàn đều, đậy lại bằng 1 tấm vải khác rùi lấy chày cán mỏng đều, nhưng đừng mỏng quá nhé, chờ kẹo đông lại là được
Kẹo đặt ở nơi thoáng mát sẽ nhanh đông cứng hơn, nếu cần cho vào tủ lạnh thì kẹo nhanh đông hơn đấy. ^^
Sau khi kẹo đông rùi mình nhớ dùng dao xắt thành từng thanh vừa tay cầm, chứ ai lại mời khách cả tảng kẹo to đùng nhỉ. :P Đừng quên nhâm nhi kẹo đậu phộng với trà xanh ấm nóng nhé, hic, rồi các ấy sẽ biết tại sao uống trà phải ăn kẹo đậu phộng và ngược lại.
Hãy nếm thử mẻ kẹo đậu phộng đầu tay xem có thích không nhé. 

Muối tôm

Tây Ninh không có biển nhưng đã cho ra đời một loại muối thơm ngon, trở thành đặc sản của vùng đất chỉ có nắng và gió.

Là tỉnh biên giới Tây Nam, giáp ranh với nước bạn Campuchia, Tây Ninh trong tâm thức của nhiều người là vùng đất tâm linh, nổi tiếng với địa danh núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài... Tuy nhiên, người ta còn biết đến Tây Ninh với nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng... và muối tôm.

Không như bánh canh hay bánh tráng, muối tôm là một đặc sản nổi tiếng có phần nghịch lý của Tây Ninh. Nghĩ cũng lạ, ở vùng đất không có biển, thiếu cả muối lẫn tôm mà lại nổi tiếng với đặc sản là muối tôm. Tuy nhiên, đó là một bí quyết, một niềm tự hào của người dân Tây Ninh.
Muối tôm, giống như tên gọi có thành phần chính là sự kết hợp giữa tôm và muối. Người dân Tây Ninh nhập nguồn nguyên liệu này về từ các tỉnh ven biển, được chế biến theo một công thức riêng để cho ra đời những hạt muối đậm màu gạch, thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước.

Nghe tên có vẻ đơn giản, nhưng để cho ra đời những hạt muối thơm ngon đó, những người thợ ở đây phải trải qua rất nhiều khâu chế biến tỉ mỉ và công phu. Ngoài muối và tôm, một thành phần quan trọng không kém là ớt. Những quả ớt chín đỏ tươi được chon lựa một cách tỉ mỉ, sau đó được đem phơi hơi khô. Thành phần thứ hai là tôm, được lựa chọn từ những con tôm phơi khô, đòi hỏi quan trọng nhất là sạch và khô ráo. Muối là nguyên liệu chủ đạo, yêu cầu phải là loại muối hột được sơ chế một cách sạch sẽ.
Ớt và tôm được xay nhuyễn, trộn đều với muối theo một tỉ lệ nhất định, cho thêm các loại gia vị khác như tỏi, sả... Sau đó, cho tất cả lên chảo và rang đều, đây là một quá trình quan trọng quyết định đến chất lượng hạt muối. Người thợ phải canh lửa và rang đều tay để hạt muối có màu gạch cũng như hương thơm đặc

Trong đời sống của người dân Tây Ninh, muối tôm trở thành một thức chấm quen thuộc cho các loại trái cây như: xoài, ổi... Muối tôm còn là gia vị chính làm nên món bánh tráng trộn thơm ngon của tuổi học trò.
Muối tôm là một mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn làm quà tặng cho người thân khi đến đây. Món ăn dân dã, bình dị ấy đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực, ngày càng nổi tiếng, góp thêm hương vị đậm đà trong cuộc sống của người Việt Nam.

CÁCH LÀM MUỐI ỚT TÂY NINH NGON TUYỆT

Muối ớt khi nói đến ai cũng biết làm. Nhưng để làm một loại muối ngon, màu sắc đẹp, có mùi vị thơm, điều đó mới quan trọng

Nếu tự tay làm 1 hủ muối tôm hay muối chay tặng người thương yêu , bạn bè thưởng thức từ từ thì thật là thích và thú vị .

ĐỂ CHẢO MUỐI NGON 

Chọn những quả ớt tươi nhất, chín đỏ tự nhiên
Dùng máy xay sinh tố xay ra cùng với tỏi, củ cải đỏ... rồi trộn đều với muối. Rồi tôm, thịt, bột nêm... tất cả đều tỉ lệ thích hợp

Để có 1kg muối ớt thành phẩm cần 500gr muối, cải đỏ, tôm, thịt heo nạc, bột nêm, mỗi thứ 100g, còn ớt và các phụ gia khác . 

Không nên rang quá khô mà rang vừa để còn phơi nắng mới giữ được mùi thơm lâu.
CÁCH 1

Bước 1: Ớt tươi về xay nhuyễn, tỏi xay, cà rốt xay phơi khô, tôm khô xay nhuyễn.

Bước 2 : 
Trộn hổn hợp bước 1 với muối (Nếu thích ăn muối hột thì đâm muối một hơi nát một chút), bột ngọt .

Bước 3 :
Bắt chảo lên để chảo nóng cho hổn hợp vào rang dều tay dến khi nghe mùi thơm là được.

Chú ý: nếu sợ ớt bị cháy không ngon thì nên cho ớt vào sau cùng rang sơ là được. Chúc bạn thành công và ngon miệng

Thận trọng:
Vị cay của ớt , và vị mặn của muối  bốc lên sẽ làm cho tóc của bạn dể bị rụng, để khắc phục tình trạng này bạn có thể quấn 1 chiếc khăn hơi ẩm nước trên đầu , hoặc đội nón dầy, để hạn chế rụng tóc . Nếu làm số lượng ít ít thì chắc không có vấn đề gì ảnh hưởng đến số lượng tóc của bạn
CÁCH 2 

Nếu làm muối Tây Ninh thì thêm chút bột ngọt, bột nêm hay chút tôm khô xay mịn vào nhé.
Nguyên liệu
- Ớt sừng đỏ đâm cho nát ( ớt bằm sẳn mua ở chợ/ tiệm, ớt tươi…)
- 1/2 muối hạt , 1/2 muối bọt.
- Tỏi cái này tuỳ nhe các chị/em. Nếu thích thì đâm vào chung tỏi tươi hoặc tỏi khô.
- Tí đường và bột ngọt tuy thích.

Thực hiện
- Trộn ớt đã đâm , muối, tỏi,đường lại cho vào lò vi sóng chừng 1 đến 2… tuỳ theo nhiều hay ít. Thấy muối khô lại thì đem ra.
- Cho vào máy xay xay nhuyễn lại. Và cho vào keo bảo quản ăn từ từ.

Hay rang với tiêu thì có muối tiêu

Muối tiêu thì chỉ cần muối + tiêu cho vào lò vi sóng hay rang vàng thơm và cho vào máy xay.
- 200 gram tôm tươi, lột vỏ, lấy nạc tôm, tuỳ thích cho vào khoảng 1/3 muỗng cà phê tiêu hoặc ớt tươi (không lấy hột) băm nếu muốn cay, 30 gram muối bột loại xay mịn (hoặc tùy ý thêm trong khoảng 10 – 15 gram nữa), quết thật nhuyễn, thử lại bằng cách để một chút vào giữa đầu hai ngón trỏ cái bóp lại rồi mở ra thấy dính lại là được

- Cán nhỏ hỗn hợp tôm mỏng nhỏ để cho dể khô ráo

- Cho vào lò nướng điện ở nhiệt độ chừng 100 độ C hoặc hong, sấy trên bếp than cho những miếng tôm muối trở khô thật giòn. Mang ra để nguội, tán hay giã thành hột nhỏ cỡ hột mè là được. Bảo quản trong hũ lọ đậy kín.
 
 
CÁCH 3

Nguyên liệu:
Tôm khô:50g
Muối tinh: 2 thìa súp
Ớt tươi: 5 quả, ớt bột 1 thìa súp
Tỏi: 1 củ
Bột Knor: 1 thìa súp

Cách làm: Ngâm nở tôm khô rồi xay với tất cả gia vị trên, mọi người co thể thêm bớt tùy theo khẩu vị, sau đó cho vào chảo rang nhỏ lửa cho tới khi tôm khô là được.

và cách làm cũng giống bước 2
- 200 gram tôm tươi, lột vỏ, lấy nạc tôm, tuỳ thích cho vào khoảng 1/3 muỗng cà phê tiêu hoặc ớt tươi (không lấy hột) băm nếu muốn cay, 30 gram muối bột loại xay mịn (hoặc tùy ý thêm trong khoảng 10 – 15 gram nữa), quết thật nhuyễn, thử lại bằng cách để một chút vào giữa đầu hai ngón trỏ cái bóp lại rồi mở ra thấy dính  lại là được.

 Cán nhỏ hỗn hợp tôm mỏng nhỏ để cho dể khô ráo 
- Cho vào lò nướng điện ở nhiệt độ chừng 100 độ C hoặc hong, sấy trên bếp than cho những miếng tôm muối trở khô thật giòn. Mang ra để nguội, tán hay giã thành hột nhỏ cỡ hột mè là được. Bảo quản trong hũ lọ đậy kín.
 
 CÁCH 4 

Nguyên liệu
- Muối tinh
- Tỏi, ớt

Cách làm: Tỏi, ớt thích cay thì thêm nhiều ớt  băm nhuyễn trộn đều với muối. Bạn có thể thêm bột ngọt tùy thích.

Cho vào lò vi sóng bấm 30 giây hay cho lên nồi xào cho khô.
Dùng máy xay rau củ xay mịn muối lại, muối nguội sẽ khô

Muối ớt tự làm đảm bảo vệ sinh và có độ cay phù hợp với khẩu vị của nhà mình!

Đến Tây Ninh, để mua được những phần muối tôm ngon nhất thì bạn phải chú ý. 
Muối tôm có khá nhiều loại, nhưng muối ngon là loại được làm từ các thành phần như tôm, thịt, tỏi, củ cải đỏ, muối, ớt, bột nêm, ... 

Thận trọng khi chế biến :
Vị cay của ớt , và vị mặn của muối  bốc lên sẽ làm cho tóc của bạn dể bị rụng, để khắc phục tình trạng này bạn có thể quấn 1 chiếc khăn hơi ẩm nước trên đầu , hoặc đội nón dầy, để hạn chế rụng tóc . Nếu làm số lượng ít ít thì chắc không có vấn đề gì ảnh hưởng đến số lượng tóc của bạn

 

Chùm ruột & Me trộn muối đường

Bánh Tráng Dẻo

Bánh tráng dẻo là gì? Tại sao nó lại dẻo?
Thực ra bánh tráng dẻo là một sản phẩm biến tấu của bánh tráng phơi sương Trảng Bàng Tây Ninh. Nếu như bánh tráng phơi sương Trảng Bảng là bánh tráng tráng được phơi sương cho bánh mền dẻo để cuốn với thịt luộc và rau rừng thường được bán trong các quán ăn nhà hàng thì Bánh tráng dẻo lại là một ăn vặt ưa chuộng của các anh chị nhân viên văn phòng vì hương vị hấp dẫn và tiện dụng của nó
Bánh tráng dẻo là một loại bánh tráng tây ninh được phơi sương để trở nên mềm dẻo. Tùy vào các loại gia vị người ta cho vào lúc làm bánh (tráng bánh) mà ta có các loại bánh tráng dẻo sau:
1. Bánh tráng DẺO CAY
- Thành phần: bột săn pha trộn với bột gạo, đường thốt nốt, muối ăn, dầu hào, hành, tỏi và ớt,... để tạo nên một loại bánh có vị mặn măn, ngọt ngọt, cay cay mà khi ăn thì không thể nào dừng lại được
2. Bánh tráng DẺO ME
- Thành phần: bột săn pha trộn với bột gạo, đường thốt nốt, nước cốt me, muối ăn, dầu hào, hành, tỏi và ớt,... để tạo nên một loại bánh có vị mặn măn, ngọt ngọt, chua chua, the the mà khi ăn thì không thể nào dừng lại được
3. Bánh tráng DẺO GỪNG (ngọt)
- Thành phần: bột săn pha trộn với bột gạo, đường thốt nốt, gừng tươi, muối ăn để tạo nên một loại bánh có vị ngọt ngọt thanh thanh và cay cay của gừng làm ấm lòng người ăn trong không khí se lạnh của những ngày mưa
4. Bánh tráng DẺO TÔM
- Thành phần: bột săn, đường cát, muối ăn, dầu ăn, hành, tỏi và ớt, tép... để tạo nên một loại bánh có vị mặn măn của muối, béo và bùi của tép.